Sự khác nhau giữa Hosting và Cloud VPS (Cloud Server)

 

Sự khác nhau giữa Hosting và Cloud VPS (Cloud Server)

Sự khác nhau giữa Hosting và VPS

Sự khác nhau giữa Hosting và Cloud Server

Mục lục

 

1. Hosting là gì? Cloud VPS(Cloud Server) là gì?

 

1.1 Hosting

 

Hosting là không gian lưu trữ website trên internet. Khi người dùng truy cập vào tên miền của website, trình duyệt sẽ gửi yêu cầu lên server và Hosting sẽ thực hiện việc tải về toàn bộ nội dung website lên trình duyệt của người dùng, vì vậy, người dùng sẽ nhìn thấy nội dung và có thể thực hiện nhiều thao tác khác trên website.

Sự khác nhau giữa Hosting và VPS

Sự khác nhau giữa Hosting và VPS

 

1.2 Cloud VPS (Cloud Server)

 

Cloud VPS là máy chủ ảo, được phân tách và chia sẻ tài nguyên từ server vật lý. Nhờ công nghệ ảo hóa mà rất nhiều máy chủ ảo con (Cloud VPS) đã được tạo ra. Cloud Server hoạt động giống máy chủ độc lập nhưng với lượng tài nguyên nhỏ hơn máy chủ chính.

Sự khác nhau giữa Hosting và VPS

Sự khác nhau giữa Hosting và Cloud Server

 

2. So sánh Hosting và Cloud Server

Sự khác nhau giữa Hosting và VPS

Sự khác nhau giữa Hosting và Cloud Server

 

Bảng so sánh Hosting và Cloud Server

 

Nội dungHostingCloud Server
Tài nguyênMỗi website lưa trên Hosting phải chia sẻ tài nguyên trên máy chủ cho nhiều tài khoản Hosting khácCác máy chủ Cloud Server  có tính năng độc lập giống máy chủ riêng biệt. So với Hosting, lượng tài nguyên của máy chủ ảo Cloud Server lớn hơn rất nhiều vì website được sử dụng toàn bộ tài nguyên của Cloud Server thay vì phải chia sẻ cho nhiều tài khoản khác giống Hosting.
Khả năng mở rộngLượng tài nguyên của Hosting được dùng chung và bị giới hạn làm cho nó có khả năng mở rộng thấp. Nếu server còn tài nguyên thì Hosting mới có thể mở rộng, ngược lại sẽ không thể mở rộng Hosting nếu lượng tài nguyên server đã được sử dụng hếtLượng tài nguyên của Cloud Server được áp dụng công nghệ ảo hóa và sử dụng riêng biệt cho từng Cloud Server cho nên khả năng mở rộng của nó cao hơn Hosting. Tuy nhiên, khả năng mở rộng của Cloud Server cũng bị giới hạn theo server. Nếu dùng Cloud VPS thì khả năng mở rộng sẽ không giới hạn và đơn giản hơn
Chi phíTiết kiệm chi phí bởi vì chi phí bảo trì server sẽ được phân bổ đều cho tất cả người dùngGiá Cloud Server có chi phí vừa phải. Dù sử dụng Cloud Server sẽ tốn thêm khoản chi phí cho việc quản lý, bảo trì nhưng Cloud Server giá rẻ lại có tính an toàn cao, đảm bảo cho website có lượng truy cập lớn
Quản lýKhả năng quản lý dễ dàng, không đòi hỏi quá nhiều kiến thức về công nghệ và kỹ thuậtĐòi hỏi kiến thức và kỹ thuật quản lý. Tuy nhiên, hiện nay người dùng có thể nhờ đến sự hỗ trợ kỹ thuật từ phía nhà cung cấp dịch vụ để tự mình quản lý Cloud Server
Hiệu năngHiệu năng của Hosting vừa đủ cho doanh nghiệp nhỏ hay cá nhân. Người dùng Hosting bị hạn chế quyền truy cập sâu vào hệ thống, khi website có lượng truy cập lớn, tốc độ xử lý và hiệu suất website sẽ bị ảnh hưởng bởi website khác trên cùng serverMáy chủ VPS hoạt động riêng biệt trên một server vật lý. Người dùng vì vậy mà có toàn quyền truy cập vào hệ thống, khi lượng truy cập của website tăng lên cũng sẽ không bị ảnh hưởng. Tốc độ xử lý, hiệu năng của máy chủ VPS cao hơn nhiều so với Hosting
Khả năng bảo mậtKhả năng bảo mật của Hosting thấp vì dùng chung tài nguyên và Hosting. Lỗ hổng bảo mật xuất hiện nhiều, khả năng lây nhiễm mã độc cao hoặc bị ảnh hưởng nếu một website bị Hacker tấn công là rất lớnCloud Server hoạt động giống một server riêng biệt cho nên khả năng bảo mật cao hơn so với Hosting. Khi một Cloud Server bị Hacker tấn công thì các Cloud Server khác trong cùng hệ thống cũng ít bị ảnh hưởng và lây nhiễm mã độc

 

3. Nên chọn Hosting hay Cloud Server?

 

3.1 Chọn Hosting khi nào?

 

Lựa chọn Hosting trong trường hợp:

  • Muốn nhanh chóng vận hành website
  • Khả năng tài chính còn hạn chế
  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Web của bạn không cần đảm bảo lượng nội dung
  • Website có lượng traffic thấp

 

3.2 Chọn Cloud Server khi nào?

 

Lựa chọn Cloud Server trong trường hợp:

  • Website có lượng traffic lớn
  • Muốn website chạy ổn định
  • Muốn website tối ưu hơn
  • Muốn có quyền can thiệp web host và quản trị
  • Website và doanh nghiệp được bảo mật tốt

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

10 Most Used Nginx Commands Every Linux User Must Know

Hướng dẫn cách kiểm tra cổng đang mở (Check open port) trên linux

Những lệnh command cơ bản trên Linux